22 thg 9, 2013

Kỹ thuật trồng cà chua và cách phòng và trị sâu bệnh!

1.Đặc tính sinh học

 Cà chua thuộc loại cây thân thảo, xuất xứ từ vùng nhiệt đới Trung và Nam Mỹ. Ưa nhiệt độ cao, thích hợp nhất từ 20 – 30oC và cường độ ánh sáng mạnh.

Cà chua có tính sinh nhánh mạnh, bộ rễ phát triển, ưa đất tơi xốp, giàu lân và kali (nhất là kali). Chịu úng kém hơn chịu hạn, kém chịu sương muối.
2.Giống
Cà chua hồng
Cà chua hồng
Cà chua bi
Cà chua bi
Cà chua múi
Cà chua múi
Có 3 giống cà chua theo hình dáng quả là cà chua hồng, cà chua múi và cà chua bi, trong đó loại cà chua hồng được trồng phổ biến nhất. Phần lớn là những giống được chọn lọc, lai tạo trong nước hoặc nhập nội.

3.Thời vụ

Thời vụ gieo trồng chính là vụ Đông Xuân từ tháng 10 đến tháng 1 năm sau, thích hợp nhất trong tháng 11,12. Vụ sớm có thể trồng từ tháng7,8. Ở phía Bắc có thể  trồng cà chua vụ Xuân hè vào tháng 2,3.

4.Gieo hạt

Lượng hạtgiống gieo để trồng cho 1000m2 đất cần 20-30 g gieo cho 10m2 đất vườn ươm.
Hạt giống trước khi gieo cần xử lý bằng các thuốc ychatot 900Sp, Athuoctop 480sc… để trừ nấm hại mầm và cây con. Phòng ngừa bệnh xoăn lá virus bằng cách phơi hạt ngoài nắng 1 ngày, sau đó ngâm trong dung dịch Na2PO4(10%) trong 2 giờ, rửa lại bằng nước sạch rồi hong khô trong bóng râm.
Luống gieo hạt trong mùa mưa cần có giàn che. Khi cây con có 2-3 lá thật thì tỉa bỏ những cây xấu. Khi cây cao 15-20cm (khoảng 20 – 25 ngày tuổi) thì nhổ đem trồng, trước khi nhổ tưới nước để không đứt rễ.
Cây cà chua được trồng theo luống
Cây cà chua được trồng theo luống

5. Cách trồng

- Phơi ải đất trước khi trồng, bón vôi (50kg/1.000m2). Luống trồng rộng 1 – 1,2m. cao 20 – 25 cm. Đất trồng nên che phủ bằng rơm hoặc màng nilong.
- Mỗi luống trồng 2 hàng cách nhau 60 – 70 cm, cây cách cây 45 – 50cm, mật độ cây khoảng 2.000 – 2.500 cây/1.00m2. Nên cắm giàn để tránh cây đỗ ngã và tránh trái tiếp xúc với mặt đất.

6. Phân bón

- Bón lót :
 Luống ươm :10 kg phân chuống hoai + 100g Super lân cho 10m2.
Ruộng trồng : 2,5 – 3 tấn phân chuồng hoai + 30  kg Super Lân + 7 -8 kg KCL ( cho 1.000m2).
- Bón thúc
Luống ươm nói chung không cần bón thúc. Nếu cây xấu quá pha loãng NPK 30g/10lít nước tươi 1 -2 lần.
Ruộng trồng bón thúc lần 1 (7 – 10 ngày sau trồng) : 5 – 6 kg Urê + 15 g Super +7 – 8kg KCl + 10 kg bánh dầu.Bón thúc lần 2 (20 – 25 ngày sau khi trồng): 10kg Urê + 7 -8 kgKCl + 20kg bánh dầu. Lần 3 (30 – 45 ngày sau khi trồng) 10kg Urê + 7 -8 kgKCl + 20kg bánh dầu. (Lượng phân bón tính cho 1.000 m2).

7. Phòng trừ sâu bệnh

Cây cà chua thường bị nhiều sâu bệnh tấn công.
a.Sâu bệnh
Phổ biến nhất là ruồi đục lá (Liriomyza trifolii). Bọ phấn (Bemisia myricae), bọ rùa 28 chấm (Epilachna vigitioctopunctata), sâu xanh da láng (Spodoptera exigua), sâu đục trái (Holicoverpa armegera)…
Phòng trừ ruồi đục lá, Bọ Phấn, Bọ Rùa dùng các thuốc Chatot 600WG, Motsuper 36WG,....
Phòng trừ sâu đục trái, sâu xanh da láng dùng các thuốc  Foton 5.0ME Oman 2.0 EC, Kampon 600WG DanThick 100EC, Sunset 300WG, Supergun 600EC,....
b. Bệnh hại
Quan trọng nhất có các bệnh mốc sương ( do nấm Phytophthora infestan), bệnh héo xanh ( do vi nấmXanthomonas solanacearum), bệnh héo vàng ( do nấm Fusarium oxysporum), bệnh xoăn lá (do virus).
Phòng trừ bệnh mốc sương dùng các thuốc Dipcy 750WG, HaoHao 600WG, …
Phòng trừ bệnh  héo vàng dùng các thuốc gốc Đồng, Viben –C, Rovral tưới vào gốc rồi vun cao đất.
Phòng  trừ bệnh héo xanh vi khuẩn dùng các thuốc Dặc trị Ychat 900Sp…
Phòng trừ bệnh xoăn lá do vi rus chủ yếu là xử lý hạt giống và trừ bọ phấn triệt để, hạn chế bón đạm, tăng Kali và chất vi lượng bằng phun phân bón lá. và phòng trừ bằng thuốc Ychatot 900Sp
Không nên trồng cà chua liên tục trên một ruộng mà nên luân canh cây lương thực hoặc cây khác họ cà.
Sổ tay trồng rau an toàn – NXBNN
ADI: Cho Mùa vàng bội thu!

0 nhận xét:

Đăng nhận xét

songdeyeuthuong.vp@gmail.com

:) :( :)) :(( =))