8 thg 7, 2013

Thuốc Ychatot đặc trị Vi khuẩn



Hình ảnh: guồn tin: Báo Hải Dương, 23/08/2012
Ngày cập nhật: 24/8/2012
Hiện nay, đa số diện tích lúa mùa sớm của các địa phương trong tỉnh Hải Dương đang ở giai đoạn đứng cái.
Tuy nhiên, một số ruộng đã bị đỏ vàng và phủ dịch nhầy trên 2 mặt lá, tập trung ở lá thứ 3 từ nõn của tất cả các khóm lúa trong cùng một ruộng.
* Đối tượng và phạm vi gây hại: Đây là một bệnh do vi khuẩn gây nên, khoa học gọi là bệnh đốm sọc. Bệnh đã bắt đầu phát sinh khoảng từ ngày 10-8, tuy mức độ có khác nhau nhưng tập trung ở một số giống lúa mới và bón thừa đạm như: TBR45, VS1 và BC15.
* Nguồn bệnh, điều kiện và cách thức xâm nhiễm: Nguồn bệnh có thể sẵn có từ đồng ruộng và trong không khí. Do giai đoạn từ sau cấy, nhiệt độ ngày và đêm luôn cao khác thường, khiến các giống lúa mới vốn chống chịu kém, phải tăng cường độ hô hấp, tạo điều kiện cho vi khuẩn thâm nhập chủ yếu qua các lỗ thuỷ khổng. Sau ngày 6-8 thời tiết đã mát dịu hơn, cây lúa có điều kiện hấp thụ dinh dưỡng từ bên ngoài và do nông dân cung cấp không cân đối nên vi khuẩn đã nhanh chóng gây hại.
* Phòng trừ:
- Thời tiết còn diễn biến phức tạp và thất thường, bà con cần duy trì mực nước trong ruộng từ 2 - 3cm để cây lúa thêm khả năng điều hoà thân nhiệt và nâng cao thể trạng. Đồng thời, phải thường xuyên thăm đồng để phát hiện kịp thời.
- Ở những ruộng có dấu hiệu bị hại cần tạm dừng việc bón đón đòng bằng bất cứ loại phân bón gốc nào; bà con có thể dùng một trong các loại thuốc có nhiều yếu tố kháng sinh như: Ychatot 900SP,  pha phun theo hướng dẫn ghi trên bao bì nhằm hạn chế tác hại của loại vi khuẩn này.
KS NGUYỄN HỮU VÂN (Trạm Khuyến nông Nam Sách - Hải Dương) 
Nguồn tin: Báo Hải Dương, 23/08/2012
Ngày cập nhật: 24/8/2012
Hiện nay, đa số diện tích lúa mùa sớm của các địa phương trong tỉnh Hải Dương đang ở giai đoạn đứng cái.
Tuy nhiên, một số ruộng đã bị đỏ vàng và phủ dịch nhầy trên 2 mặt lá, tập trung ở lá thứ 3 từ nõn của tất cả các khóm lúa trong cùng một ruộng.
* Đối tượng và phạm vi gây hại: Đây là một bệnh do vi khuẩn gây nên, khoa học gọi là bệnh đốm sọc. Bệnh đã bắt đầu phát sinh khoảng từ ngày 10-8, tuy mức độ có khác nhau nhưng tập trung ở một số giống lúa mới và bón thừa đạm như: TBR45, VS1 và BC15.
* Nguồn bệnh, điều kiện và cách thức xâm nhiễm: Nguồn bệnh có thể sẵn có từ đồng ruộng và trong không khí. Do giai đoạn từ sau cấy, nhiệt độ ngày và đêm luôn cao khác thường, khiến các giống lúa mới vốn chống chịu kém, phải tăng cường độ hô hấp, tạo điều kiện cho vi khuẩn thâm nhập chủ yếu qua các lỗ thuỷ khổng. Sau ngày 6-8 thời tiết đã mát dịu hơn, cây lúa có điều kiện hấp thụ dinh dưỡng từ bên ngoài và do nông dân cung cấp không cân đối nên vi khuẩn đã nhanh chóng gây hại.
* Phòng trừ:
- Thời tiết còn diễn biến phức tạp và thất thường, bà con cần duy trì mực nước trong ruộng từ 2 - 3cm để cây lúa thêm khả năng điều hoà thân nhiệt và nâng cao thể trạng. Đồng thời, phải thường xuyên thăm đồng để phát hiện kịp thời.
- Ở những ruộng có dấu hiệu bị hại cần tạm dừng việc bón đón đòng bằng bất cứ loại phân bón gốc nào; bà con có thể dùng một trong các loại thuốc có nhiều yếu tố kháng sinh như: Ychatot 900SP, pha phun theo hướng dẫn ghi trên bao bì nhằm hạn chế tác hại của loại vi khuẩn này.
KS NGUYỄN HỮU VÂN (Trạm Khuyến nông Nam Sách - Hải Dương)

0 nhận xét:

Đăng nhận xét

songdeyeuthuong.vp@gmail.com

:) :( :)) :(( =))